Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi của mẹ Nhật

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi của mẹ Nhật
  1. Dỗ bé ngủ theo phong cách Nhật

    Dỗ cho con ngủ mà không cần bế trên tay là một trong những bài học đầu tiên mà bạn phải đối mặt khi làm mẹ. Nhiều bố mẹ Việt có thói quen bế con trong lòng và đung đưa cho con ngủ. Điều này giúp con gần mẹ, thích thú nhưng cũng khiến con phụ thuộc, không tự lập. Do đó khi đặt vào nôi, con lại giật mình thức giấc, và bé sẽ khóc đòi bố mẹ dỗ dành khi bé thức giấc suốt đêm.

    Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở Nhật thì không như vậy. Họ cho trẻ bú vừa đủ rồi để trẻ ngủ một mình trong nôi, có thể chung hoặc khác phòng với bố mẹ. Trẻ sẽ phải tự mình vỗ giấc ngủ chứ không được ỷ lại, làm nũng, ăn vạ. Chỉ khi trẻ cần và báo hiệu bằng tiếng khóc thì những người mẹ Nhật mới xuất hiện để giúp đỡ.

    Ngoài ra, họ còn khuyến khích trẻ vận động hay nghe nhạc, trò chuyện, xoa chân hay làm mặt xấu trêu chọc bé để bé không ngủ ngày nhiều, hạn chế trường hợp đêm bé không ngủ được. Thay vào đó, họ cho trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn để lấy lại sức trong ngày. Chính vì thế, trẻ em Nhật trở nên tự lập và những người Nhật cũng đỡ vất vả hơn trong việc chăm con.

    Người Nhật tập thói quen cho bé nằm trong nôi và chơi đùa cùng bé giúp tránh tình trạng bé đòi bế, bám người

    Step 1: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh - Dỗ bé ngủ theo phong cách Nhật
  2. Cách cho bé ăn dặm và thực đơn dinh dưỡng

    Đối với trẻ Việt Nam, món ăn dặm thường là hỗn hợp protein (thịt/ cá/ trứng/ tôm…), rau củ và cháo (cơm xay, bột) được nêm nếm vừa miệng. Đây là thực đơn được những người mẹ tin rằng sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ trong một lần ăn. Tuy nhiên, điểm trừ của nó là trẻ sẽ không thể cảm nhận được hương vị của từng thực phẩm khác nhau và mẹ sẽ không biết được trẻ thực sự thích loại nào các trong món ăn đó.

    Cách cho bé ăn dặm của người Nhật thì hoàn toàn ngược lại. Họ cho con ăn thử từng loại thực phẩm riêng biệt, không nêm hoặc nêm rất ít gia vị. Sau đó để trẻ tự bày tỏ phản ứng thích hay không thích thức ăn đó. Từ cơ sở này, họ sẽ thiết kế thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật riêng biệt cho con mình để đảm bảo dù món ăn không được nêm nếm nhiều thì trẻ vẫn ăn ngon miệng.

    Ngoài việc tập ăn thức ăn, người Nhật còn chú ý dạy bé về kỹ năng nhai thức ăn. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bé biết ăn thức ăn thô đồng thời tiêu hóa tốt thức ăn. Tất cả những kỹ năng trên sẽ giúp bé sớm biết ăn một cách độc lập, được tự thưởng thức món ăn và được tự cảm nhận mùi vị món ăn của mình.

    Bạn nên cho bé thử nhiều loại thực phẩm riêng biệt để biết được đâu là loại mà bé thích và không thích để tìm ra giải pháp phù hợp

    Step 2: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh - Cách cho bé ăn dặm và thực đơn dinh dưỡng
  3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong các bữa ăn

    Ở Việt Nam những người mẹ luôn phải khổ sở ép con ăn đúng giờ, đúng bữa, đủ phần để mong con không bị suy dinh dưỡng. Trái với điều đó, cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở Nhật hoàn toàn dựa vào nhu cầu ăn của bé. Nên bé yêu luôn ăn trong tâm thế thoải mái nhất, hấp thu tối đa dưỡng chất trong thức ăn. Khi trẻ không chịu ăn tiếp thì họ cũng không ép con phải ăn hết suất.

    Bên cạnh đó, họ chỉ cho trẻ uống nước sau khi ăn xong chứ không phải là trong quá trình ăn như thói quen của những người Việt. Bởi vì khi ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị chứa enzym phân giải chất dinh dưỡng trong thức ăn thành chất bổ. Nước trắng sẽ làm loãng dịch vị này khiến thức ăn không được phân giải hết dưỡng chất và quá trình tiêu hóa cũng không tối ưu.

    Nên cho trẻ uống nước sau khi ăn để thức ăn có thể tiêu hóa hết trong quá trình nhai và nuốt

    Step 3: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong các bữa ăn

  4. Trẻ sơ sinh cũng cần được vận động thoải mái

    Kể cả những lúc con hoàn toàn khỏe mạnh, những người mẹ Việt truyền thống cũng thường để bé được bọc kỹ bằng khăn, vải đặt ngay ngắn trên giường và có ai bên cạnh. Họ tưởng như vậy là an toàn tuyệt đối cho con nhưng cũng vô tình khiến con bí bách và lười vận động.

    Ngược lại, người Nhật luôn cho con môi trường thoải mái nhất để vận động. Chỉ cần con đủ ấm và được nằm trong phạm vi cho phép, mọi hoạt động quơ tay, đạp chân của con sẽ được tự do. Thói quen này giúp trẻ sơ sinh vận động nhiều hơn, máu huyết lưu thông tốt hơn giúp cơ thể phát triển cơ xương và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

    Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh cần ưu tiên những loại trang phục thoải mái, mềm mại thông thoáng. Những người mẹ cần lưu ý trong cách giặt quần áo an toàn cho trẻ sơ sinh vì sau nhiều lần giặt quần áo của trẻ sẽ bị thô cứng do tác động lực trong quá trình giặt. Vải thô ráp dễ cọ xát làm tổn thương da bé. Vì vậy, bạn nên ngâm quần áo với nước xả vải sau mỗi lần giặt. Nước xả vải giúp ổn định lại cấu trúc vải giúp quần áo mềm mại, thoáng mát hơn.

    Khi trẻ vận động, máu huyết sẽ lưu thông và khiến xương và hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn

    Step 4: Trẻ sơ sinh cũng cần được vận động thoải mái

Đang xem: Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi của mẹ Nhật

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng